Cách bố trí bếp chữ L một trong những phong cách bố trí truyền thống và đầy tiện nghi, bởi sự linh hoạt trong cách sắp xếp các phụ kiện bếp. Hãy cùng bTaskee tìm hiểu kĩ hơn nhé!
Tại sao bạn nên xây bếp chữ L
Dưới đây là một vài ưu điểm khi bạn bố trí nhà bếp chữ L:
Lựa chọn tốt nhất cho không gian lưu trữ
Bếp chữ L thường thiết kế theo kiểu mô-đun và được trải dài qua hai bức tường trong nhà bếp nên tạo ra nhiều không gian lưu trữ. Bên cạnh đó, bếp chữ L còn có thể trang bị một dãy tủ bên dưới quầy ngoài hoặc tủ dọc theo những bức tường phía trên quầy.
Ngoài ra, cách bố trí bếp chữ L cung cấp một không gian gọn gàng và có thứ tự cho việc quản lý, lưu trữ các dụng cụ nấu ăn và thức ăn. Vì thế, với những ưu điểm nổi bật về khả năng lưu trữ nên bếp chữ l luôn được ưu tiên lựa chọn.
Không gian nấu nướng rộng rãi
Nhà bếp chữ L là một thiết kế cực kỳ lý tưởng cho những người nấu nướng trong nhà bếp cùng một lúc. Nếu các thành viên trong gia đình và bạn đều thích nấu ăn thì không gian rộng rãi là điều cần thiết.
Lý do mà bếp chữ L tối ưu cho nhiều người nấu nướng là do hình dạng L tạo ra nhiều không gian mở để dễ dàng di chuyển và với không gian nấu nướng rộng rãi thì hai người riêng biệt có thể đồng thời nấu ăn mà không cản trở nhau.
Có thể bố trí thêm bồn rửa vào không gian bếp
Bếp chữ L có thể chia thành hai phân khúc không gian quầy nên bạn hoàn toàn có thể kết hợp hai bồn rửa vào bếp. Ngoài ra, sử dụng hai bồn rửa cũng có thể giúp hoạt động nấu nướng của bạn trở nên tối ưu hơn trong nhà bếp.
Cách bố trí bếp chữ L hợp phong thuỷ
Một trong những cách bố trí bếp chữ L được nhiều người quan tâm nhất đó chính là bố trí bếp phù hợp với phong thủy.
- Hướng bếp: Dựa theo quan niệm phong thuỷ, hướng Đông Nam hoặc Đông Bắc là hướng bếp lý tưởng cho mọi gia đình. Còn nếu đặt ở các hướng còn lại sẽ dễ ảnh hưởng đến công việc và tiền tài của các thành viên trong gia đình.
- Vị trí cửa bếp: Theo các nguyên tắc phong thuỷ, hướng Bắc, Đông Bắc hoặc Đông theo chiều hướng kim đồng hồ được xem là vị trí tốt để mở cửa bếp. Nhưng khi nấu ăn cửa không được ở phía đối diện với lưng người nấu.
- Vị trí đặt thực phẩm: Không cất những đồ ăn như ngũ cốc, nguyên liệu khô ở góc đông bắc. Tốt nhất là nên đặt ở hướng Nam và Tây của khu vực bếp.
- Màu sắc: Là một yếu tố quan trọng bạn không nên bỏ qua khi thiết kế nội thất phòng bếp. Nó không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của không gian mà còn quan trọng trong phong thủy nhà ở.
- Vị trí bình Gas và các thiết bị điện: Nên đặt tất cả các thiết bị điện và bình gas của bạn ở góc hướng Đông Nam của bếp.
4 lưu ý khi bố trí bếp chữ l
- Bạn nên bố trí khu vực bếp nấu bên cạnh khu vực rửa bát để có thể dễ dàng sử dụng. Ngoài ra, vị trí bếp nấu cần phải cách chậu rửa bát ít nhất khoảng 60cm.
- Các vật dụng nguy hiểm như: dao, thớt, lò nướng…. cần được sắp xếp một cách gọn gàng ở một vị trí an toàn và cố định. Nếu bạn có máy rửa bát nên đặt ở gần chậu rửa để thuận tiện cho việc sử dụng và tiết kiệm được chi phí.
- Khi thiết kế, bạn cần phải đo và nắm được các kích thước chung của căn bếp và đặt những phụ kiện trang trí bếp sao cho phù hợp và đẹp nhất.
- Phải đảm bảo ổ điện trong khu vực bếp phải cách mặt bếp ít nhất khoảng 15cm.
10 Mẫu tủ bếp chữ L với cách bố trí tiện nghi phù hợp phong thủy
Chắc hẳn với những thông tin vừa rồi, bạn một phần nào đó đã hiểu hơn về cách bố trí bếp chữ L. Để giúp bạn có thể hiểu sâu và hình dung ra nhà bếp chữ L ngoài thực tế. Sau đây, bTaskee chia sẻ cho bạn 10 mẫu tủ bếp chữ L với cách bố trí tiện nghi và phù hợp phong thuỷ:
Câu hỏi thường gặp
- Nên lựa chọn kích thước tủ bếp như thế nào?
Tủ bếp chữ L thường bao gồm tủ bếp trên và tủ bếp dưới với những kích thước tiêu chuẩn mà bạn cần nên áp dụng như sau:
Tủ bếp dưới:
– Chiều cao khoảng từ 80cm – 90cm.
– Chiều sâu khoảng 45cm đến 50cm.
– Kích thước của mặt bàn bếp là 60cm.
Tủ bếp trên:
– Chiều cao trong khoảng 35cm đến 90cm và 70cm được xem là chiều cao tiêu chuẩn.
– Chiều sâu trong khoảng từ 30cm đến 35cm.
– Bên cạnh đó, khoảng cách giữa 2 tủ bếp trên và dưới thường trong khoảng 40cm – 60cm, tối đa chỉ nên là 70 cm. - Có nên bố trí thêm quầy bar hoặc bàn đảo vào bếp chữ L không?
– Bạn có thể bố trí thêm bàn đảo ở trung tâm bếp, để thuận tiện cho việc nấu nướng. Tuy nhiên, trước khi thêm một quầy bar hoặc bàn đảo vào nhà bếp, bạn nên xem xét một số yếu tố như kích thước của nhà bếp, tổng diện tích sử dụng và cách bố trí vật dụng trong nhà bếp.
– Bạn cũng nên tìm hiểu về những loại quầy bar hoặc bàn đảo xem có phù hợp với nhu cầu và không gian của căn bếp hay không và sau đó xem xét mức chi phí liên quan đến việc thêm một quầy bar hoặc bàn đảo vào nhà bếp. - Vì sao phải bố trí bếp chữ l phù hợp với phong thuỷ?
Việc bố trí bếp theo phong thuỷ có thể giúp tạo ra một môi trường nội thất thuận lợi và tăng cường sức khỏe, mang lại nhiều tài lộc của người sử dụng. Tuy nhiên, việc bố trí bếp theo phong thuỷ cũng tuỳ phụ thuộc vào nhu cầu và không gian của từng người. Chính vì thế, bạn nên tìm hiểu kỹ hơn về phong thuỷ và các yếu tố liên quan đến việc bố trí bếp trước khi quyết định.
Trên đây là tất cả những thông tin mà Bếp Thái chia sẻ liên quan đến các ưu điểm nổi bật của cách bố trí bếp chữ L. Hy vọng sẽ giúp bạn có được cái nhìn khách quan hơn để chọn được cách bố trí căn bếp cho ngôi nhà của mình.